Facts: 85% mọi người không biết rằng ánh nắng mặt trời - không phải tuổi tác là nguyên nhân Số 1 làm da lão hoá.

Facts: 1 Kem chống nắng tốt không làm da bạn đẹp hay hết mụn, nhưng là vũ khí mạnh nhất để bảo vệ da.
Facts: Ngăn ngừa lão hoá và các đốm nâu dễ hơn rất nhiều so với điều trị, kem chống nắng là tác nhân lớn nhất giúp bạn điều đó.

Bạn đã hiểu rõ hết tầm quan trọng của KEM CHỐNG NẮNG và các tác hại khi KHÔNG DÙNG KEM CHỐNG NẮNG? Không chỉ bảo vệ da khỏi đen sạm, và các đốm nâu, chống nắng còn là vũ khí số 1 chống lão hoá và bảo vệ da khỏi ung thư cũng như nhiều bệnh lý khác. Một kem chống nắng tốt không làm da bạn đẹp hơn hay hết mụn, nhưng là điều kiện cần để bạn đạt được một làn da đẹp và hết mụn.
Trái với suy nghĩ của nhiều bạn, da dầu, da mụn thì không dùng kem chống nắng. Một lần nữa, Láng khẳng định lại, DA NÀO CŨNG CẦN CHỐNG NẮNG. Ở các quốc gia nắng nóng và bảo vệ da là quy tắc số 1 như Úc, Mỹ, từ khi lọt lòng đến già, người ta đều dùng kem chống nắng, bất kể loại da và tình trạng da. Tuy nhiên, dù là môt sản phẩm tối quan trọng cần thiết cho da, việc lựa chọn một KCN phù hợp lại là một chuyện cực kỳ khó. Những tiếng xấu như dễ bóng nhờn, bí da, gây kích ứng, mụn và tạo màn trắng trên da...là trở ngại lớn nhất khiến bạn không muốn dùng kem chống nắng.
Với chuyên đề SunCare lần này, dựa trên các nghiên cứu, tìm hiểu và kinh nghiệm cá nhân, Ồ Láng Viện mong sẽ giúp bạn trả lời được tất tần tật A-Z những câu hỏi xoay quanh kem chống nắng một cách đơn giản, dễ hiểu nhất, giúp bạn hiểu rõ, dùng đúng và lựa chọn được loại kem chống nắng phù hợp với mình.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào chưa được trả lời trong các bài viết này thì đừng quên để lại câu hỏi dưới mục comment nhé, Láng sẽ cố gắng tìm hiểu để trả lời hết ạ.
Bài viết gồm 6 mục:
  • 1⃣ Sun 101 - The Basics
  • https://goo.gl/fjGYiv
  • https://goo.gl/6dqUMT
  • 2⃣ Các hoạt chất chống nắng (UV Filters) & Các loại kem chống nắng
  • https://goo.gl/Gl1ner
  • 3⃣ Kem chống nắng lý tưởng - Ideal Suncream
  • https://goo.gl/XebRG0
  • 4⃣ Bôi Kem Chống Nắng Đúng Cách - Wear it the right way
  • https://goo.gl/TXeS8Y
  • 5⃣ Chọn Kem Chống Nắng phù hợp với loại da - Suncare with Skin Types
  • https://goo.gl/nfrgD6
  • 6⃣ Review 1 số loại kem chống nắng
  • https://goo.gl/ZIfRUY
SUN 101 - THE BASICS
Mọi người, tất cả chúng ta, già, trẻ, lớn, bé, đều nên dùng kem chống nắng. Trời nắng, trời mưa, đi biển, ngồi trong bóng râm, chúng ta cũng nên dùng kem chống nắng.
Tại sao lại quan trong như vậy? Vì nắng là tác nhân số 1 gây ra các tổn thương da bao gồm lão hoá và ung thư da.

TIA UV VÀ CÁC THUẬT NGỮ

Chúng ta đều ít nhiều nghe qua tia UV: UVA và UVB.
🔺 UVB (B- for burning): bao gồm các tia sóng ngắn từ 290-320mm. Gây cháy, bỏng da và phần lớn nguyên nhân ung thư da là vì tia UVB.
🔺 UVA (A- for aging): bao gồm các tia sóng ngắn UVA-II (320-340mm) và các tia sóng dài UVA-I (340-400mm). Mặc dù ít tác động thấy rõ tức thì lên da như các tia UVB (do bước sóng dài hơn), nhưng lại thâm nhập sâu và gây nên các tổn thương sâu do nắng và lão hoá da.
🔺 SPF (sun protection factor): là chỉ số đo khả năng bảo vệ da khỏi tia UVB.
SPF X bảo vệ da khỏi (1-1/X) tia UVB, hay nói cách khác, nó để lọt 1/X tia UVB lên da.
SPF 15 chống được 93% tia UVB
SPF 30 chống được 97% tia UVB
SPF 50 chống được 98% tia UVB
** trái với các quan điểm cho SPF thường dùng để chỉ thời gian chống nắng hiệu quả. Đó chỉ là con số tương đối và phụ thuộc nhiều vào từng loại da ( cơ địa ), thay đổi do cường độ của ánh sáng mặt trời và khối lượng kem chống nắng mà bạn sử dụng.
** chỉ số SPF chỉ ra chất lượng chặn tia UVB, nhưng cao nhất bạn cũng chỉ chặn được 99% tia UVB (SPF>50)
🔺 PA & PPD
PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA của các KCN châu Á gồm 1 đến 4 dấu +
PA+ ~ PPD 2-4 (chặn 50-75% tia UVA)
PA++ ~ PPD 4-8 (chặn 75-87.5% tia UVA)
PA+++ ~ PPD 8-16 (chặn 87.5-93.75% tia UVA)
PA++++ ~ PPD 16+ (chặn hơn 93.75% tia UVA)
PPD (persistent pigment darkening) khác với châu Á, đây là chỉ số bảo vệ tia UVA của KCN ở châu Âu.
🔺 Các KCN ở Mỹ không dùng bất cứ chỉ số nào ở trên mà thay vào đó là một số thuật ngữ khác như Broad Spectrum, hay các công nghệ như Hexoplex (của Neutrogena) và Mexoplex (của La Roche Posa đã có chống UVA bao hàm.
🔺 Không phải KCN có PPD cao hơn sẽ tốt hơn. Một số KCN có PPD cao hơn nhưng lại không bảo vệ da khỏi toàn bộ tia UVA đặc biệt là các tia sóng dài UVA-I. Nói cách khác, PPD hay PA không phải là con số khẳng định chất lượng chống UVA của một KCN mà là thành phần chống nắng UV Filters và các chất hỗ trợ khác còn được biết đến là chất chống oxi hoá (anti oxidants)- UVB (B- for burning): bao gồm các tia sóng ngắn từ 290-320mm. Gây cháy, bỏng da và phần lớn nguyên nhân ung thư da là vì tia UVB.
KCN KHÔNG BẢO VỆ BẠN 100% - SUNCREAM CANT DO IT ALL

Nói đến đây, chắc các bạn cũng xoắn cả và đổ mồ hôi, SPF thì không chặn 100% UVB, PPD hay PA cũng không hẳn là bảo vệ toàn bộ tia UVA, thế dùng thế nào, chọn KCN nào?? Thoải mái đi, bung xoã đi, nhiều khi hãy đơn giản suy nghĩ lại, SUNSCREEN CANT DO IT ALL. Mình khẳng định lại là KCN không thể bảo vệ da bạn 100% khỏi tác hại của mặt trời. Nhưng KCN là cần thiết và bắt buộc dùng.
Dĩ nhiên, để ý đến SPF và PPD cũng như THÀNH PHẦN CHỐNG NẮNG là quan trọng, chọn đúng KCN phù hợp loại da, dùng KCN đúng cách và lưu ý, KCN là thứ để dùng hằng ngày nên cái quan trọng là bạn phải thích, phải thoải mái và dễ chịu khi dùng nhé ^^
** Tái sử dụng KCN mỗi 2 tiếng và kết hợp với các biện pháp khác như che chắn, khoác áo, đội nón, kính mát, dù, tìm bóng râm...để tăng cường khả năng bảo vệ da.

Các hoạt chất chống nắng UV Filters và Các loại kem chống nắng

🏷 UV FILTERS - CÁC HOẠT CHẤT CHỐNG NẮNG
🔺 Broad spectrum UV filters (UVA+UVB): Zinc Oxide (ZnO), Tinosorb M, Tinosorb S, Mexoryl XL
🔺 UVA filters: Avobenzone, Uvinul A Plus, Mexoryl SX, …
🔺 UVB filters: Titanium Dioxide (TiO2), Octinoxate, Octocrylene, …
🏷 KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ / VÔ CƠ
Có 2 thành phần là Zinc Oxide (ZnO) và Titanium Dioxide (TiO2). Hoạt động bằng cách tạo một lớp màn bảo vệ trên da và phản xạ lại các tia UV.
Có những lưu ý về 2 hoạt chất này:
🔺 ZnO phản xạ 100% trong khi TiO2 chỉ chống được 1/2 tia UVA.
🔺 Nano vs Non-nano: Đây là 2 thành phần thường để lại "white cast" màn trắng trên mặt (đặc biệt là TiO2) nên hiện nay người ta nghiền nhỏ phân tử ZnO và TiO2 từ non-nano thành nanoparticles. ** Càng trắng, phân tử càng to, càng an toàn. Đây là một điểm cần đánh đổi, vì hiện nay hầu hết các KCN vật lý để tránh hiện tượng trắng mặt đã chuyển sang dạng phân tử nhỏ hết rồi, làm sáng da nhẹ, rất ưng ^^
🔺 Coated vs Uncoated: dù bền vững hơn so với các thành phần hoá học trước ánh sáng mặt trời, nhưng ZnO và TiO2 vẫn có khả năng phản ứng tạo ra các phân tử tự do gây hại cho da (free radicals) nên người ta bọc nó lại (coated) bằng 1 số chất khác như silicone. Chính vì vậy khi dùng KCN vật lý bạn sẽ để ý rất hay thấy có silicones, đặc biệt là TiO2; ZnO do bền vững hơn 1 tẹo nên nhiều khi bạn sẽ thấy bọc nhiều khi không bọc (uncoated)
🔺 Điểm cộng: cực kỳ lành tính, phù hợp với các làn da siêu nhạy cảm ngay cả em bé và bền vững hơn so với các thành phần hoá học. Bôi lên da có tác dụng chống nắng ngay.
🏷 KEM CHỐNG NẮNG HOÁ HỌC / HỮU CƠ
🔺 Các hoạt chất thường gặp: Avobenzone, Oxybenzone, Octocrylene, Octinoxate, Mexoryl SX (bền vững hơn Avobenzone, tan trong nước), Mexoryl XL (tan trong dầu), Tinosorb S (tan trong dầu) và Tinosorb M (tan trong nước)...
🔺 Hoạt động bằng cách hấp thụ các tia UV, xử lý và phân tán chúng trước khi gây hại cho da.
🔺 Thường mỏng nhẹ, không để lại màn trắng.
🔺 Nếu các thành phần hoá học trước đây kém bền vững hơn so với vật lý (chính vì vậy mà người ta hay dùng vật lý kết hợp hoá học để tăng tính bền vững và khả năng bảo vệ) thì các thành phần mới như Mexoryl và Tinosorb được cho là bền vững hơn cả...nhưng các em này chỉ đang thịnh hành ở Âu, Á, Mỹ chưa phê duyệt các bạn nhé.
KCN lý tưởng - Ideal Sunscreen

🏷 THÀNH PHẦN
Một kem chống nắng hoàn hảo với mình thì thành phần phải có:
Chống UVA + Chống UVB + Chống Oxi hoá
Như có nói trong mục trước, vì các hoạt chất chống nắng có thể phản ứng với ánh mặt trời tạo ra các gốc phân tử tự do gây hại cho da, việc có mặt của các chất chống oxi hoá là cực kỳ thiết yếu và quan trọng. Một số các thành phần đáng lưu tâm:
* C+E: Vitamin C đó!!! Cơ bản là KCN nào mà bạn thấy có C hay E thì + điểm ngay nhé. Hoặc Láng cũng rất hay khuyên các bạn dùng Vitamin C serum buổi sáng rất tốt là vì vậy.
* Ferulic acid: thường thấy trong công thức đình đám của Vitamin C serum luôn, có thể giảm hiện tượng cháy nắng của da
* Các dẫn xuất thực vật (plants extract / marine extracts / botanical extracts...) trong đó có thể kể đến là astaxanthin (thành phần chính của Sắc Ngọc Khang), plankton extract, raspberry seed oil, carrot seed oil....Polypodium leucotomos plant extract (thành phần chính của thuốc chống nắng Heliocare ấy), Sunflower Sprout Extract...
🏷 KẾT CẤU PHẢI THÍCH
Điểm lưu ý thứ 2 mà cũng không kém phần quan trọng, Láng nói đi nói lại khi chọn 1 KCN lý tưởng đó là Kết cấu và nói chung là bạn phải THÍCH.
Tất cả những yêu cầu của bạn về một kem chống nắng, không nhờn, rít, không thấy bí da, không trắng mặt, không muì (với các bạn kỵ mùi)... phải được thoả mãn. Nói đi nói lại bạn dùng KCN hằng ngày, 365 ngày 1 năm, cả một cuộc đời, thì dù sao đi nữa bạn phải thích KCN đó, nên....hãy bung xoã và thoải mái đi nhé,hãy lựa chọn kết cấu nào mà da bạn ưa nhất.
Bôi Kem Chống Nắng đúng cách - Wear it the right way

🏷 LIỀU LƯỢNG
Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đặt ra: Bôi bao nhiêu là đủ? Rồi thì bôi đúng 1/4 tsp như quy tắc là quá nhiều, quá bóng, không thể nào thấm hết kem được. Câu trả lời của Láng là: bôi hơi nhiều hơn mức bạn nghĩ là đủ cho mặt bạn 1 tí, chỉ cần hơi dày hơn 1 tí và thoải mái đi ạ.
Dĩ nhiên, bôi 1 lớp mỏng KCN sẽ không đủ nhưng không có 1 lượng nào là thật sự chính xác cho mỗi bạn và với cường độ dùng mỗi ngày, một ngày có thể 2-3 lần thì...THOẢI MÁI đi ạ. Để có thể cam kết dùng hằng ngày và reapply lại đã là một cố gắng, nên đừng gượng ép quá, cái chính là bạn cũng phải thoải mái.
Chỉ cần lưu ý: Phải bôi kem chống nắng đủ che chắn toàn mặt, bôi dư 1 tí còn hơn thiếu ^^
🏷 CÁCH BÔI
🔺 Luôn là bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da hằng ngày của bạn và trước lớp kem nền/kem lót makeup.
🔺 Hãy chờ 2-3 phút cho kem thấm bớt trước khi trang điểm.
🔺 Chờ 15p trước khi ra nắng (với kem chống nắng hoá học)
🔺 Cho mặt: cho kem ra tay, chấm đều lên các điểm trên mặt và massage đều.
🔺 Cho cơ thể: để dễ đảm bảo đủ lượng, hãy bóp hay đổ trực tiếp kem chống nắng lên cơ thể sau đó mới thoa đều. Hãy chờ 2-3 phút cho kem thấm bớt trước khi trang điểm.
🏷 KHI NÀO CẦN BÔI LẠI
Vì lý do không đủ bền vững khi tiếp xúc với nắng, các kem chống nắng hầu hết đều phải bôi lại trong ngày khi có tiếp xúc với nắng.
🔺 Ở ngoài trời: tuỳ chỉ số SPF, cao nhất bạn cũng phải bôi lại sau 2 tiếng
🔺 Ở trong nhà: nếu bạn ở gần cửa sổ và nhà có ánh sáng trực tiếp chiếu vào thì bạn vẫn cần phải bôi lại sau mỗi 2 tiếng
🔺 Tiếp xúc nước và da hay đổ mồ hôi: hãy chọn các loại KCN chống nước "water resistant", tuy nhiên cũng chỉ bảo vệ da bạn tầm 80 phút khi tiếp xúc với nước, nên vẫn phải bôi lại sau đó.
🏷 LÀM SAO ĐỂ BÔI LẠI
Đây là câu hỏi được đặt ra thường xuyên cho Láng vì thật sự rất khó để bôi lại kem chống nắng trong ngày. Đi làm cả ngày, hay ngoài trời cả ngày, da tiết nhiều dầu, có bụi bẩn, nếu bôi hẳn kem chống nắng lên sẽ thấy rất khó chịu. Hay đơn giản, sáng sớm trang điểm rất đẹp thì làm sao giữa ngày bôi lại được kem chống nắng?
Các cách mình hay dùng là:
🔺 Nếu tiếp xúc nước: cứ sau mỗi 80 phút chỉ cần lau khô da và bôi lại, cái này không thành vấn đề nhé và cứ bung xoã mỗi lần bạn tiếp xúc nước đi!
🔺 Nếu không trang điểm: hãy mang theo 1 toner làm sạch, lau nhẹ da và sau đó cứ bôi lại kem chống nắng.
🔺 Nếu có trang điểm: thật sự nếu đã trang điểm thì bạn rất khó có thể bôi lại KCN trong ngày mà không đụng chạm lớp makeup. Ngay cả khi bạn có thể chọn các loại kem nền có chống nắng (như cushion) dậm lại lớp nền, hoặc phấn phủ có SPF (rất hiếm gặp), bạn vẫn cần phải mang theo các lớp ngoài như contour tạo khối hay phấn má, hay bắt sáng...nói chung đã makeup thì Láng thừa nhận rất khó để reapply chống nắng mà thay vào đó là Láng sẽ chọn các biện pháp bảo vệ che chắn khi tiếp xúc với nắng.
🔺 Một cách nếu kem nền hay phấn của bạn không có chống nắng là hãy chọn các chống nắng có màu (tinted sunscreen), mang theo miếng mút (sponge như beauty blender hay miếng mút của cushion), dặm lớp kem chống nắng bằng cách vỗ và tap miếng mút để không làm di và vón cục lớp nền + kem chống nắng.
🏷 LƯU Ý
🔺 Không trộn kem chống nắng với dưỡng ẩm hay kem nền sẽ làm giảm rất nhiều tác dụng của kem chống nắng. Trừ các loại dưỡng ẩm kèm chống nắng sẵn thì không tính.
🔺 Kem nền hay phấn makeup không đủ để chống nắng, vì thường các bạn sẽ không thể nào bôi lượng kem nền đủ như bôi chống nắng nhầm tránh trường hợp cakey.
🔺 Luôn tẩy trang khi dùng kem chống nắng. Vì thành phần chống nắng 99% là tan trong dầu nên rửa bằng nước hay sữa rửa mặt thường không đủ sạch.

Chọn Kem Chống Nắng Phù Hợp với Loại Da - Suncare with Skin Types

Rất nhiều bạn nghĩ kem chống nắng gây nhờn bí da, lên mụn, da dầu thì không thể bôi kem chống nắng, da khô khi bôi thì lại vón cục, dùng kem chống nắng thấy châm chích da...Câu trả lời là hãy chọn KCN phù hợp với loại da của mình. Nhưng dù da nào đi nữa, hãy nhớ 1 KCN lý tưởng và được cho là tốt phải nên đáp ứng các điều kiện sau:
1. Công thức: Chống UVA + Chống UVB + Thành phần có chống oxi hoá
2. Phải thích: dù là KCN thế nào, cái quan trọng nhất là da bạn phải thấy thích khi dùng, phải thoải mái khi dùng, để có thể dùng được hằng ngày và sẵn sàng reapply lại...Suncream is not for summer, it's for life. Cả đời chúng ta phải dùng KCN, nên phải thích mới được nhé ^^
DA MỤN, NHẠY CẢM, DỄ KÍCH ỨNG, DA BỊ ROSACEA, ECZEMA
🔺 Tránh các KCN có hương liệu, chất tạo màu, cồn xấu (alcohol denat, ethanol...)
🔺 Tránh KCN có SPF quá cao vì thường thành phần tạo SPF cao sẽ dễ gây châm chích, kích ứng da
🔺 Nên chọn các loại KCN VẬT LÝ (có ZnO cao) vì Zinc (kẽm) cực kỳ tốt cho da mụn, nhạy cảm, tránh các loại thuần HOÁ HỌC
🔺 Nên chọn các thành phần bổ sung nhiều chất chống oxi hoá để da tăng cường khả năng phục hồi và bảo vệ da (như astaxanthin, plant extracts...)
🔺 Nên chọn các KCN có kết cấu mỏng, nhẹ, thoáng da, không nhờn rít
** Nếu bạn nghĩ DA MỤN thì không nên dùng KCN là một quan điểm cực kỳ sai lầm, trừ khi bạn không hề tiếp xúc với nắng, chứ nếu không, khi da mụn là da đang bị tổn thương, thêm vào đó các tổn thương do nắng và các phân tử tự do (free radicals) sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn cho DA MỤN về sau.
** Sản phẩm khuyên dùng:
🔺 Paula's Choice Hydralight Mineral Sunscreen SPF30 (thuần vật lý ZnO 6%)
🔺 Elta MD UV Clear SPF46 (vật lý lai hoá học ZnO 9%)
🔺 Paula's Choice Resist Superlight Daily Wrinkle Defense SPF30 (thuần ZnO 13%)
🔺 Clinique City Block Sheer SPF25 (thuần vật lý ZnO 6.9%)
🔺 Blue Lizard Face SPF30 (vật lý lai hoá học ZnO 8%)
🔺 Drunk Elephant Umbra Sheer Physical Defense SPF30 (thuần vật lý ZnO 20%)
🔺 Neutrogena Pure & Free Liquid SPF50 (thuần vật lý ZnO 3%)
DA DẦU, HỖN HỢP THIÊN DẦU
🔺 Chọn KCN có kết cấu mỏng, nhẹ, thấm nhanh, thoáng da
** Sản phẩm khuyên dùng: các loại KCN kể trên dành cho da mụn, ngoài ra có thể xem thêm:
🔺 Paula's Choice Calm Redness Relief SPF30 for oily skin / Skin Balancing SPF30
🔺 Neutrogena Ultra Sheer Daily Liquid SPF70
🔺 La Roche Posay Anthelios XL Ultra Light SPF50
🔺 La Roche Posay Anthelios XL Anti Shine SPF50
DA KHÔ, HỖN HỢP THIÊN KHÔ
🔺 Chọn KCN có thêm khả năng dưỡng ẩm, có thể sử dụng các loại dưỡng ẩm kiêm chống nắng
** Sản phẩm khuyên dùng:
🔺 Clinique Super City Block SPF40
🔺 Paula's Choice Calm Redness Relief SPF30 for dry skin
🔺 Paula's Choice Skin Recovery SPF30
🔺 La Roche Posay Anthelios XL Cream SPF30
DA LÃO HOÁ
🔺 Dùng được KCN vật lý hay hoá học
🔺 Chọn những loại có tính ẩm, dịu, mượt trên da nhất là da có nếp nhăn, có thể dùng các loại dưỡng ẩm kèm chống nắng
🔺 Nên chọn các thành phần bổ sung nhiều chất chống oxi hoá để da tăng cường khả năng phục hồi và bảo vệ da (như C+E, Ferulic, astaxanthin, plant extracts...)
** Sản phẩm khuyên dùng:
Tuỳ da khô hay dầu mà dùng các loại kể trên.
-----
Phew, Láng biết là bài viết rất rất dài, nhưng Láng hy vọng mọi người có thể tìm được 1 KCN phù hợp với làn da của mình và TAKE IT SERIOUS, nghiêm túc sử dụng KCN. Tác dụng của KCN bạn sẽ không thấy ngày 1 ngày 2 mà là 10-20 cho đến 30-40 năm sau. SUNCARE IS FOR LIFE, NOT JUST FOR SUMMER.
Trong các bài viết sau Láng sẽ lần lượt review các KCN mình đã từng dùng qua và cho mọi người cái nhìn chi tiết hơn về từng loại.
Good luck with your suncare!
Láng,
Ồ Láng Viện.